Khu Tây Sài gòn gồm những quận nào
Khu Tây Sài Gòn gồm các quận: Quận 6, Quận 12, Bình Tân, Hóc Môn, Tân Phú, Củ Chi, Bình Chánh. Đây là những khu vực có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện song song với đó là hệ thống giao thông đang trong gia đoạn nâng cấp, sửa chữa . Theo các chuyên gia kinh tế, tiềm năng phát triển khu Tây Sài Gòn rất đáng để lưu tâm.
Contents
Khu Tây Sài Gòn gồm những quận nào?
Rất nhiều người nghe khu phố tây Sài Gòn đang phát triển rất nhanh vậy đâu là dự án đang được chú ý nhất hiện nay. Nhưng khu tây thuộc quận mấy thì chắc chắn sẽ có nhiều người chưa biết. Khu tây Thành Phố Hồ Chí Minh bao gồm: Quận 12, Quận 6, Bình Tân, Tân Phú, Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi đây được xem là những khu vực có hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn thiện. Đây đã trở thành điểm nóng của bất đông sản khu tây Sài Gòn.
Khu Tây Sài Gòn và tiềm năng phát triển
Hạ tầng khu Tây Sài Gòn
Là 1 trong 7 chương trình đột phá trọng điểm mà Tp.HCM đề ra phát triển trong vòng 5 năm (2015 – 2020), báo cáo trước Hội đồng Nhân dân Tp.HCM tại cuộc họp Tổng kết tình hình kinh tế – xã hội năm 2017 vừa diễn ra, Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, hạ tầng giao thông phục vụ cho chính sách giãn dân đã cơ bản hoàn thiện, năm 2018 sẽ tiến hành các chính sách giãn dân ra vùng ven, đảm bảo môi trường đầu tư bền vững bằng cách tập trung phát triển kết cấu của một số thị trường trọng điểm gắn với chỉnh trang đô thị.
Năm 2017, vốn ngân sách xây dựng hạ tầng giao thông, thực hiện giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông của Tp.HCM là 11.301.855 tỷ đồng và tới nay, hạ tầng kết nối ra các quận huyện vùng ven dần hoàn thiện, như tuyến đường Võ Văn Kiệt (quận Bình Tân) và khu đường Lũy Bán Bích, đường Kinh Dương Vương (quận Tân Phú),… đã được đưa vào hoạt động, góp phần giải tỏa áp lực giao thông, kết nối khu trung tâm với khu Tây Nam và huyện vùng ven.
Tp.HCM cũng đang mở rộng tuyến đường Trường Chinh kết nối khu Tây Bắc gồm Củ Chi, Hóc Môn và một mặt của huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vào trung tâm thành phố hay đang đẩy mạnh tiến độ quy hoạch Hầm chui An Sương của tuyến đường Trường Chinh với Quốc lộ 22 đi Tây Ninh, nhanh chóng xử lí những nơi được coi là điểm đen trong tắc nghẽn giao thông của thành phố.
Tất cả tạo ra một hệ thống giao thông kết nối thông suốt và nếu ai tinh ý sẽ nhận thấy hầu hết trong những công trình hạ tầng lớn được đề cập ở trên đều nằm trên địa bàn hoặc kết nối khu Tây Thành phố với vùng lõi nội đô hoặc các tỉnh lân cận.
Thực tế cho thấy, khu Tây mang nhiều triển vọng, bởi vai trò là cửa ngõ lưu thông giữa Tp.HCM đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đến nay, hầu hết những công trình hạ tầng đối nội và đối ngoại tại đây đang dần hoàn thiện.
Đặc biệt, tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) – tuyến metro xương sống của Tp.HCM; số 4 (đại lộ Nguyễn Văn Linh – Cầu Bến Cát, Thạnh Xuân), giúp kết nối thông suốt từ khu Đông sang khu Tây cũng như từ khu Tây về nội thành.
“Với sự khởi động của tuyến đường sắt đô thị, quy hoạch hợp lý, bất động sản khu Tây Sài Gòn sẽ còn bùng nổ hơn nữa”, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM chia sẻ.
Gần đây, thị trường địa ốc khu vực này lại được tiếp thêm năng lượng với Dự án di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa được duyệt quy mô 44ha, quy hoạch thành công viên cây xanh, khu nhà ở cao tầng, phức hợp và thương mại dịch vụ với tổng kinh phí dự toán cho giai đoan 1 là hơn 784 tỷ đồng.
Trong Hội nghị tổng kết nhiệm vụ kinh tế – văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2017, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của UBND quận Bình Tân, Phó chủ tịch quận, bà Phạm Thị Ngọc Diệu cho biết, tiến độ thực hiện giai đoạn 1 đã đạt được 84,41% và dự kiến sẽ hoàn thành trong quý 2/2018.
Tiềm năng phát triển khu Tây Sài Gòn
Nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng vào khu Tây Sài Gòn để đón đầu cơ hội khi áp lực dân số chưa cao, hạ tầng giao thông đô thị đang dần được mở rộng, dịch vụ tiện ích ngày một nâng cao, bất động sản ở đây đang tăng giá từng ngày.
Ông Lê Hoàng Châu nhận định, giá bất động sản khu Tây khá hợp lý so với khu Đông và khu Nam, nhiều công trình giao thông trọng điểm quốc gia được đầu tư xây dựng, không khí trong lành với nhiều mảng xanh tự nhiên khi khu Tây là khu vực sở hữu mật độ cây xanh lớn nhất Thành phố với hai công viên lớn là Công viên Gia định 32 ha và Công viên Hoàng Văn Thụ 11ha.
“Cá nhân tôi cho rằng, nếu cùng một diện tích căn hộ, tiện ích như nhau thì chắc chắn khách hàng sẽ chọn khu Tây, bởi giá bán căn hộ khu vực này đang đáp ứng được nhu cầu ở thực của thị trường…”, ông Châu nói.
Đồng quan điểm, ông Trần Tựu, Phó tổng giám đốc Đầu tư Hung Thinh Corp, đánh giá: “Bất động sản khu Tây Sài Gòn đang thu hút mạnh sự quan tâm của khách hàng không chỉ bởi hàng loạt lợi thế về vị trí, hạ tầng, giao thông thuận tiện giúp việc di chuyển dễ dàng về trung tâm thành phố hay các tỉnh miền Tây Nam Bộ mà còn bởi nơi đây đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở với các tiện ích tương đối hoàn thiện.
Theo ông Châu: “Khu Tây không chỉ là điểm trung chuyển trong mô hình phát triển đô thị tập trung và đa cực của Tp.HCM mà còn là khu đô thị cửa ngõ với những dự án dân cư, hạ tầng kết nối cũng như các tiện ích về y tế, giáo dục và thương mại…”.
Trên thực tế, ngày càng nhiều tiện ích phục vụ nhu cầu của cư dân khu Tây Sài Gòn xuất hiện mang đến diện mạo mới cho khu vực này như cụm rạp chiếu phim Galaxy, CGV, siêu thị BigC, siêu thị Coop mart, chuỗi cửa hàng tiện lợi của Circle K, công viên, trường học, bệnh viện…
Bất động sản phía Tây Sài Gòn
tại huyện Bình Chánh, cuối năm 2016, giá lô đất nông nghiệp 4.000 m2 đường nội bộ ở xã Tân Nhựt được chào giá 500.000 đồng mỗi m2. Đến tháng 4/2017, khu đất này đã thiết lập mặt bằng giá mới, một triệu đồng mỗi m2, tăng gấp đôi chỉ trong 4 tháng qua.
Các tuyến đường có giá đất tăng mạnh gấp 1,5-2 lần tại huyện vùng ven này gồm có: Quách Điêu, Nữ Dân Công, Võ Văn Vân… nhưng đa số là đất nông nghiệp, thổ cư rất ít. Điều đáng chú ý là trên địa bàn này vẫn xuất hiện bất động sản giao dịch bằng giấy tay, đất có pháp lý hoàn chỉnh khá ít. Giá đất liên tục thay đổi do người bán tự nâng lên, song khách vẫn sang tay nhiều lần.
Trong khi đó, quận 12 cũng ghi nhận biến động giá đất 4 tháng đầu năm. Tên đường Thạnh Lộc, chỉ là hẻm bê tông, lô đất 64m2, cuối năm 2016 có giá 900 triệu đồng, đến đầu tháng 4/2017 đã được mua bán với giá 1,4 tỷ đồng, tăng 500 triệu đồng sau 4 tháng, vị chi leo thang lên 1,5 lần. Giữa tháng 4, lô đất này tiếp tục được giao dịch 1,5 tỷ đồng, khách mua sang tay ăn chênh lệch 100 triệu đồng chỉ trong 10 ngày.
Đất biệt thự dự án trên đường Hà Huy Giáp, diện tích 150m2, trong tuần đầu tháng 4/2017 được chào giá 4,5 tỷ đồng, vị chi 30 triệu đồng mỗi m2 trong khi cách đây 3 tháng chỉ ở ngưỡng 22-24 triệu đồng mỗi m2. Đất hẻm xe hơi trên tuyến đường này cũng đã tăng 30% trong 4 tháng.
Giá đất trên đường Vườn Lài, đoạn chưa qua quốc lộ, trước Tết còn được giao dịch ở ngưỡng 30 triệu đồng, hiện nay giá mua bán thành công ở mức 35-40 triệu đồng. Đối với nền nhỏ dưới 80 m2, phổ biến là 50-60 m2, tỷ lệ tăng giá nhiều hơn, từ gấp rưỡi đến gấp đôi do khan hiếm hàng bán ra.
Điểm nóng tại quận Tân Phú là đường Bờ bao Tân Thắng, đất lẻ quanh đây đã bị “hét lên” 60-70 triệu đồng mỗi m2. Cá biệt những lô đất số lượng hạn chế trong dự án quy mô lớn Celadon City, nhiều khách hàng tiết lộ phải đặt hàng 80 triệu đồng mỗi m2 vẫn chưa đến lượt. Nguyên nhân khu vực này tăng giá, theo môi giới địa phương do mật độ dân cư đông đúc, các tiện ích dịch vụ đầy đủ từ chợ, siêu thị, trường học, mật độ cây xanh dày, quy hoạch hiện hữu đẹp và hầu như không còn nhiều đất được bán ra trên thị trường.
Ngoài ra, trên địa bàn Tân Phú còn ghi nhận giá đất các tuyến đường Hồ Văn Long, Nguyễn Thị Tú, Nguyễn Hữu Tiến liên tục biến động. Đường Nguyễn Hữu Tiến, phường Tây Thạnh, đất hẻm xe hơi, rộng 60m2, gần chợ, trường học, trung tuần tháng 4/2017 được chào giá 3,25 tỷ đồng, có thể mặc cả thêm. Tuy nhiên, môi giới cho biết chủ đất chỉ chấp nhận bán tối thiểu không dưới 50 triệu đồng mỗi m2, tăng 1,3 lần so với năm 2016. Cuối năm ngoái, đất thổ cư trên tuyến đường này có giá bình quân 37-38 triệu đồng mỗi m2, vị trí đẹp 40 triệu đồng mỗi m2 trở lên.
Giá đất Hóc Môn cũng tăng ở biên độ lớn. Đường Lê Thị Hà, đất mặt tiền, lô gần 300 m2 có giá 13,5 tỷ đồng, vị chi 45 triệu đồng mỗi m2. Môi giới địa phương tiết lộ, đã tăng giá gấp rưỡi so với cuối năm 2016. Giá thấp nhất hồi trước Tết trên tuyến đường này ghi nhận 25-27 triệu đồng mỗi m2.
Những tuyến đường xuất hiện tình trạng tăng giá tại Hóc Môn còn có: Nguyễn Thị Sóc, Trần Văn Mười, đường song hành Quốc lộ 22… Tăng ở mức khiêm tốn nhất là đất trên đường song hành tuyến Quốc lộ 22, cũng đã nhích từ 13-14 triệu đồng mỗi m2 lên 17-18 triệu đồng mỗi m2.
Ở huyện Củ Chi, đất nông nghiệp được sang nhượng khoảng 500.000 đồng một m2 vào cuối năm 2016 thì chỉ trong vài tháng đầu năm, sau khi xuất hiện thông tin làm đường ven sông nối trung tâm TP HCM với huyện này do Tập đoàn Tuần Châu đề xuất, giá đã vọt lên xấp xỉ một triệu đồng. Giá đất tại các xã huyện Củ Chi có đặc thù là được chào bán bằng đơn vị mét tới (còn gọi là mét ngang).